Thông tin liên quan Vụ_phá_khám_Biên_Hòa,_1916

Vụ tấn công khám Biên Hòa và một vài nơi khác, tuy diễn ra ngắn ngủi, nhưng đã gây được tiếng vang. Về sau, khi đề cập đến Thiên Địa HộiNam Kỳ, sự việc này vẫn còn được nhà văn Sơn Nam nhắc đến:

...Thiên Địa Hội tạo ra được Phan Xích Long dám yêu cầu tòa xử tử hình ngay, và nhiều nhân vật khác điển hình là hương hào Hầu bị can vào tôi chống Pháp (vụ phá khám Biên Hòa 1916) đã nói khẳng khái trước giờ hành quyền: "Ta sanh làm tướng, chết làm thần. Chào bà con ở lại mạnh giỏi". Hai Sở cùng bị xử một lượt, thách thức trước mũi súng của thực dân khi thọ án tử hình: "Cứ bắn ta đi, Sở này không sợ đâu! Cái chết, ta thị như qui tân gia" (có nghĩa coi như về nhà mới vậy thôi)[6].
  • Cũng khoảng thời gian nổ ra vụ phá khám Biên Hòa, đêm 14 rạng ngày 15 tháng 2 năm 1916[7], với khẩu hiệu Cứu Đại ca (chỉ Phan Xích Long), tất cả hội viên Thiên Địa Hội do Nguyễn Hữu Trí đứng đầu, đã bí mật kéo đi tấn công dinh Thống đốc và Khám Lớn Sài Gòn. Trước vũ khí mạnh của đối phương, cuộc tấn công này cũng đã gặp thất bại. Sau đó, Tòa đại hình của thực dân Pháp xử bắn trước sau là 51 người (cộng với 6 người bị bắn chết tại trận là 57)[8]. Nhìn chung, tuy còn một số mặt hạn chế, nhưng vụ phá khám Biên Hòa và vụ phá khám Sài Gòn vừa nêu, đều "đã biểu lộ được tinh thần quật khởi của người dân ở miền Nam Việt Nam"[9].
  • Nội dung trong trang này đa phần đều dựa theo Biên Hòa sử lược toàn biên, phần "Hương hầu Hào vá tám liệt sĩ của Lương Văn Lựu. Tra trong sách Đại cương lịch sử Việt Nam (Tập 2, tr. 201), thì thấy có một đoạn viết như sau:
Ngày 23 tháng 1 năm 1916, khoảng 200 người do Lê Văn Hổ, Phạm Văn Hậu, Nguyễn Văn Liên cầm đầu kéo tới đánh phá trụ sở "tuyển mộ" ở tổng Chánh Mỹ, tỉnh Biên Hòa. Ngày 25 tháng 1 (cùng năm), tù nhân nhà ngục Biên Hòa nổi dậy phá ngục.

Vì thiếu tài liệu, nên không biết đây là một (nhưng vì một lý do nào đó, đã sai lệch về ngày tháng) hay là hai vụ khác nhau.